0 0
0
Không có sản phẩm nào trong giỏ.

Chào mừng đến với Das X Sport - Hệ thống shop đồ thể thao uy tín, chuyên nghiệp!

Các vị trí trong bóng rổ - Vai trò và yêu cầu đối với từng vị trí

Cùng DAS X tìm hiểu về vai trò của các vị trí chơi trong thi đấu bóng rổ, cùng những yêu cầu đối với từng cá nhân đảm nhận vị trí đó.

Các vị trí trong bóng rổ của từng cá nhân trong đội xây dựng một đội hình mạnh mẽ và hiệu quả. Mỗi vị trí đều đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt và sự hiểu biết sâu sắc về chiến thuật trận đấu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá vai trò và những kỹ năng cần thiết mà mỗi vị trí trong bóng rổ cần phải có để góp phần vào thành công của đội bóng. Cách các cá nhân tương tác với nhau để tạo nên một đội hình hoàn hảo trong môn trận đấu này.

Các vị trí cơ bản trong bóng rổ - Vị trí truyền thống

Trong sân bóng rổ, vị trí của mỗi cầu thủ được chia làm 5 phần khác nhau, hay còn gọi là các vị trí trong bóng rỗ 5x5. Mỗi phần đó tương ứng với một nhiệm vụ và vai trò cụ thể. Một cầu thủ có thể thay đổi vị trí của mình tùy thuộc vào chiến thuật của đội và yêu cầu của trận đấu. Các vị trí bao gồm:

  • Trung Phong (Center - C)
  • Hậu Vệ Dẫn Bóng (Point Guard - PG)
  • Tiền Vệ Hoặc Tiền Phong Chính (Power Forward - PF)
  • Hậu Vệ Ghi Điểm (Shooting Guard/Shooter - SG)
  • Tiền Vệ Phụ Hoặc Tiền Phong Phụ (Small Forward - SF)

Dưới đây là mô tả vắn tắt về vai trò của các vị trí trong bóng rổ truyền thống

cac-vi-tri-trong-bong-ro-1

Vị trí Center (C)–Trung phong

Cầu thủ ở vị trí này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khu vực gần bảng điểm mà còn phải tỏa sáng trong các tình huống tấn công và phòng ngự.

Vị trí trên sân:

Trong đội hình bóng rổ, trung phong được đánh số 5 và thường hoạt động xung quanh khu vực bảng điểm 3 điểm cũng như khu vực trung tâm của sân bóng.

Vai trò của các vị trí chơi bóng rổ:

Trung phong là người ở dưới bảng điểm để giành những quả rebound quan trọng. Họ là điểm tựa vững chắc trong hệ thống phòng ngự của đội. Họ phải có khả năng đọc trận đấu và dự đoán các tình huống nguy hiểm từ đối thủ. Từ đó can thiệp kịp thời để ngăn chặn những cơ hội ghi điểm của đối phương.

Ngoài ra, ở phương diện tấn công, trung phong cũng tạo ra các cơ hội ghi điểm cho đội bằng cách thực hiện các pha ném bóng và hỗ trợ trong việc tấn công từ vị trí gần bảng điểm. Đồng thời, họ cũng phải là người khiến đối thủ không có cơ hội lấy lại bóng sau các pha ném phạt góc hay từ khoảng cách xa.

Tiêu chuẩn đối tượng:  

  • Để phù hợp với vai trò Trung phong, một cầu thủ cần có cơ thể mạnh mẽ và chiều cao xuất sắc nhất trong đội hình. Theo thống kê gần đây, chiều cao trung bình của các cầu thủ NBA thường dao động từ 6'7" đến 6'8" (tương đương khoảng 200.7 đến 203.2 cm).
  • Ngoài yếu tố chiều cao, một Trung phong ưu tú cần phải có khả năng di chuyển linh hoạt, kỹ năng phòng ngự tốt. Để chặn đứng các cú ném của đối thủ. Khả năng nắm bắt vị trí tối ưu để thực hiện các ném bóng hoặc cản phá bóng.

Point Guard (PG)–Hậu vệ dẫn bóng

Vị trí trên sân:

Hậu vệ dẫn bóng thường hoạt động ở vị trí ngoài vạch 3 điểm gần trung tâm sân. Vị trí này  là trung tâm điểm của các pha tấn công. Chịu trách nhiệm phân phối bóng cho các đồng đội trong đội hình.

Vai trò của các vị trí trong bóng rổ:  

Hậu vệ dẫn bóng được coi là trí óc chiến thuật của đội bóng. Với kiến thức sâu rộng về bóng rổ và sự am hiểu về các chiến thuật, họ thường được gọi là "huấn luyện viên" hoặc "tướng sàn". Vai trò của họ là tạo ra sự đa dạng trong lối chơi tấn công của đội. Chịu trách nhiệm chính trong việc dẫn bóng, phân phối bóng, xây dựng chiến thuật tấn công và tạo ra cơ hội ghi điểm cho đồng đội. Bằng cách tham gia vào các pha tấn công, hậu vệ dẫn bóng tạo ra những thách thức đối với hệ thống phòng ngự của đối thủ. Tạo ra cơ hội ghi điểm cho đội.

cac-vi-tri-trong-bong-ro-2

Tiêu chí cho các vị trí cơ bản trong bóng rổ này:  

Vị trí PG đòi hỏi sự linh hoạt và ổn định liên tục. Để phù hợp với vai trò này, cầu thủ tại vị trí này cần sở hữu những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng rê bóng: Khả năng rê bóng tự tin với cả hai tay và khả năng xử lý bóng không gây ra lỗi.
  • Khả năng chuyền bóng: Đường chuyền bóng cần có độ chính xác cao ở khoảng cách ngắn và cả khi chuyền bóng chéo sân.
  • Tốc độ và linh hoạt: Hậu vệ dẫn bóng cần có tốc độ vượt trội để nhanh chóng đưa bóng về phía rổ hoặc chuyền bóng cho đồng đội.
  • Tính tự tin và khả năng lãnh đạo: Họ cần phải tỏ ra là người lãnh đạo với khả năng giao tiếp rõ ràng và xử lý tình huống tốt.
  • Hiểu biết chiến thuật và kiểm soát trận đấu: PG cần phải có khả năng đọc hiểu trận đấu. Điều chỉnh lối chơi của đội bóng dựa trên tình hình thực tế.
  • Tinh thần đồng đội: Là người điều phối và lãnh đạo, PG cần phải có ý thức về đội hình của mình. Và giải quyết các hợp lý nhất.

Các vị trí trong bóng rổ - Vị trí Power Forward (PF) – Tiền vệ hoặc Tiền phong chính

Vị trí:

Tiền phong chính thường hoạt động ở các vị trí gần rổ. Đặc biệt là ở khu vực trung tâm của sân.

Vai trò của các vị trí chơi bóng rổ này:  

Tiền phong chính thường hỗ trợ Trung phong trong việc bảo vệ rổ và kiểm soát khu vực hình thang. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi điểm từ các pha di bóng gần rổ và có khả năng tranh bảng tốt.

Khi tham gia vào cuộc tấn công, họ sử dụng sức mạnh và kỹ thuật cá nhân của mình để tạo ra các tình huống ghi điểm từ các vị trí gần rổ. Thường sử dụng kỹ thuật Post up để thiết lập vị trí dưới bảng. Và tận dụng sức mạnh của mình để đối đầu với các cầu thủ phòng ngự đối phương.

Tiêu chuẩn phù hợp:  

  • Tại NBA, chiều cao trung bình của các cầu thủ PF là 6'2½" (khoảng 189.2 cm).
  • PF cần có sức mạnh để vượt qua sự kháng cự và thực hiện các pha ghi điểm hiệu quả.
  • Khả năng linh hoạt trong việc dẫn bóng, xử lý bóng và thực hiện các kỹ thuật bóng rổ như nhồi bóng đa dạng và kỹ thuật bật nhảy (tầm trung).
  • PF cần có khả năng di chuyển nhanh để có thể xâm nhập vào phòng ngự đối thủ và ghi điểm ở các vị trí gần rổ.

Các vị trí cơ bản trong bóng rổ Shooting Guard/Shooter (SG) – Hậu vệ ghi điểm

Vị trí trên sân:

SG thường hoạt động ở vị trí bên ngoài vạch 3 điểm, là nơi quyết định rất nhiều về điểm số của đội.

Vai trò:  

Trong một đội bóng rổ, SG được coi là nhạc công chính với khả năng ghi điểm đa dạng. Từ những pha ném rổ từ xa đến các pha tấn công nhanh chóng và đường chuyền quyết định. Vị trí này có vai trò thiết lập các chiến thuật tấn công. Vũ khí quan trọng trong các pha tấn công từ xa. Tạo ra không gian cho các cầu thủ khác tấn công từ dưới bảng rổ.

SG là vị trí linh hoạt và có nhiều sự thay đổi trong lịch sử của bóng rổ. Nhờ kỹ thuật ném cực kỳ tốt và khả năng ghi điểm ấn tượng. Những người chơi ở vị trí này thường là những nhân tố quyết định trong việc thắng thua của đội bóng.

Yêu cầu về các vị trí chơi bóng rổ này:  

  • SG thường phải đối mặt trực tiếp với các hậu vệ đối phương. Do đó, họ phải có khả năng phòng thủ tốt. Để ngăn chặn các pha ghi điểm từ đối thủ. 
  • Hậu vệ cần biết cách tấn công rổ bằng cách sử dụng kỹ thuật đi bóng linh hoạt, đa dạng, cùng với sự thông minh trong việc chọn lựa thời điểm và địa điểm để tấn công. 
  • SG cần có khả năng ném cầu chính xác từ cả bên trong và ngoài vòng cấm. Điều này yêu cầu kỹ thuật ném tốt, khả năng lựa chọn cơ hội thích hợp. Để ném và kiểm soát độ chính xác trong mỗi cú ném.
  • Chiều cao trung bình của SG là 6'4½" (khoảng 194.3 cm). Kết hợp với thể lực vượt trội để đối phó với các đối thủ.

Small Forward (SF) – Tiền vệ phụ hay còn gọi Tiền phong phụ

Vị trí trên sân:

Tiền phong phụ thường hoạt động tại vị trí trung tâm hình thang và khu vực ngoài vạch 3 điểm.

Vai trò:  

Là một trong những cầu thủ đa năng, Tiền phong phụ (SF) được coi là điểm tựa quan trọng cho đội bóng. Họ tham gia vào việc ghi điểm từ các vị trí cánh và góc sân. Hỗ trợ tiền phong chính trong các tình huống tấn công. Sự linh hoạt và sự đa dạng trong chiến thuật là điều mà SF mang lại cho đội bóng. Giúp tạo ra sự đồng thuận và hiệu suất cao trong mỗi trận đấu.

Với vai trò như một chất keo gắn kết, Tiền phong phụ còn hỗ trợ đồng đội trong các khía cạnh khác của trò chơi. Như phòng thủ, phân phối bóng và xây dựng chiến thuật tấn công.

Vị trí Tiền phong phụ là trung tâm của sự cân bằng và linh hoạt trong chiến thuật của mỗi đội bóng rổ chuyên nghiệp.

Yêu cầu đối với các vị trí trong bóng rổ này:

  • SF thường có chiều cao từ trung bình đến cao, trung bình là khoảng 6′ 6 ½” (khoảng 199.4 cm).
  • SF cần có khả năng ném bóng hiệu quả từ cả ngoại ô và vùng đường bình thường. 
  • SF có thể được yêu cầu tham gia vào việc dẫn bóng trong một số tình huống. Vì vậy phải khả năng khả năng dẫn bóng. Việc linh hoạt trong việc dẫn bóng giúp họ có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trên sân.
  • SF thường phải đảm nhận vai trò phòng thủ linh hoạt, với khả năng di chuyển nhanh và kiểm soát bóng tốt. Họ không chỉ phải đối đầu với các cầu thủ đối phương có chiều cao lớn mà còn phải đối mặt với các hậu vệ nhanh nhẹn. Sự linh hoạt trong phòng thủ giúp họ có thể thích ứng với các phong cách chơi của đối thủ và tạo ra sự khó chịu trong việc phát triển tấn công.
cac-vi-tri-trong-bong-ro-4

Các vị trí phi truyền thống trong bộ môn bóng rổ

Đây là những vị trí linh hoạt, không ràng buộc bởi các quy tắc cứng nhắc của các vị trí truyền thống. Thường xuyên được coi là vị trí "thứ sáu" trong danh sách các vị trí chính. Vị trí này thường dành cho những cầu thủ có đặc điểm không hoàn toàn phù hợp với bất kỳ vị trí nào trong số 5 vị trí truyền thống - từ point guard đến center.

Các cầu thủ ở vị trí này phải sẵn sàng chuyển đổi giữa các vị trí khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của trận đấu và tình hình trên sân. Họ là những người hiểu biết sâu sắc về nhiều vị trí và cách thức hoạt động của chúng. Và có khả năng thích ứng nhanh chóng.

Point Forward (Tiền đạo điểm)

Point Forward đảm nhận vai trò của tiền đạo và có khả năng thực hiện nhiệm vụ của một hậu vệ dẫn bóng (point guard). Đặc điểm nổi bật của vị trí này là sự linh hoạt và khả năng đa nhiệm của người chơi.

Một số kỹ năng chính của Point Forward bao gồm:

  • Có khả năng điều chỉnh lối chơi của đội, chia sẻ bóng và tạo cơ hội tấn công cho đồng đội. Họ thậm chí có thể đảm nhận vai trò của một Point Guard trong việc tổ chức tấn công.
  • Có khả năng sút bóng từ nhiều khoảng cách khác nhau. Và có thể đóng vai trò của một người chơi ghi điểm chủ chốt.
  • Chiều cao và thể lực tốt để tham gia vào các tình huống rebound và đóng vai trò phòng thủ. Đồng thời chống lại các đối thủ có chiều cao lớn.
  • Có khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa các vị trí trong sân và đọc trận đấu. Hiểu biết chiến thuật để giúp đội bóng thích ứng linh hoạt với mọi diễn biến trận đấu.

Point Forward thường là những cầu thủ đặc biệt. Có khả năng chơi nhiều vị trí khác nhau trên sân. Tăng sự linh hoạt của đội bóng. Với những kỹ năng đặc sắc này, họ có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của trận đấu. 

Combo Guard (Hậu vệ kết hợp)

Combo Guard - một cầu thủ có thể thực hiện cả vai trò của Point Guard và Shooting Guard. Đồng nghĩa với việc họ có khả năng điều hành tấn công cũng như ghi điểm cho đội.

Hậu vệ kết hợp thường là những cầu thủ đa năng, linh hoạt. Có khả năng thích ứng với nhiều tình huống trên sân. Do đó, họ cần phải đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và thể lực như sau:

  • Hậu vệ kết hợp cần có thể lực tốt để liên tục tham gia vào các tình huống tấn công và phòng thủ trên sân. Chiều cao lý tưởng dao động từ 6’3″ (191 cm) đến 6′ 5″ (196 cm).
  • Phải có khả năng điều chỉnh tốt, dẫn bóng như một Point Guard để có thể tạo ra cơ hội ghi điểm cho đồng đội bằng cách phân phối bóng linh hoạt và hiệu quả.
  • Có khả năng thực hiện các pha ném bóng từ khoảng cách xa và ghi điểm ở nhiều tình huống khác nhau. Tạo ra sự đa dạng trong lối chơi tấn công.
  • Biết cách chọn vị trí phù hợp trong đội hình và đưa ra những quyết định đúng đắn, linh hoạt trong mọi tình huống trận đấu.
cac-vi-tri-trong-bong-ro-3

Swingman

Trong bóng rổ, Swingman là thuật ngữ thường được áp dụng để mô tả những cầu thủ có khả năng linh hoạt chơi ở cả hai vị trí: Small Forward (SF) và Shooting Guard (SG). Đặc điểm của họ là sự đa năng và linh hoạt, cho phép tham gia cả trong tấn công và phòng thủ.

Các Swingman thường được coi là trụ cột trong chiến thuật của đội. Vai trò của họ quan trọng khi điều chỉnh đội hình để phản ứng với đối thủ và tình huống cụ thể của trận đấu. 

Stretch 4

Stretch 4 là thuật ngữ dành cho các cầu thủ thi đấu ở vị trí Power Forward (PF) nhưng có khả năng ném bóng từ khoảng cách xa, thậm chí ở vùng ngoại ô đường 3 điểm. Stretch 4 được gọi như vậy vì khả năng tạo ra áp lực từ xa. Mở rộng vùng phòng thủ của đội bóng.

Để thành công tại vị trí này, người chơi cần có khả năng kiểm soát bóng. Tạo không gian và định hình vị trí trên sân. Họ cũng cần có sự sẵn lòng tham gia vào các tình huống tấn công và phòng thủ tích cực. 

Tổng kết

Qua bài viết này, chúng ta đã thấy rõ hơn về vai trò của các vị trí trong bóng rổ. Mỗi vị trí đều có nhiệm vụ riêng và một đội bóng hoàn chỉnh không thể thiếu một trong các vị trí nay. Hiểu và áp dụng đúng cách vai trò và kỹ năng tương ứng là chìa khóa giúp mỗi đội bóng hoàn thiện và chiến thắng trên sân. 


Hỗ trợ trực tuyến