Chào mừng đến với Das X Sport - Hệ thống shop đồ thể thao uy tín, chuyên nghiệp!
09-04-2024 14:04
Cho đến hiện tại nhiều người vẫn cho rằng các kiểu đan vợt cầu lông là giống nhau và không ảnh hưởng gì đến hiệu quả chơi. Tuy nhiên thực chất có 2 cách đan vợt cầu lông là 2 nút và 4 nút, 2 cách đan này hoàn toàn khác biệt nhau và chúng đem lại những hiệu suất chơi khác nhau. Đây là vấn đề mà những người chơi cầu lông cần phải nắm được. Và trong chủ đề này chúng tôi sẽ phân tích về 2 cách đan vợt cầu lông phổ biến hiện nay. Để người chơi có thể hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm của từng kiểu. Cùng theo dõi nhé!
Cước căng dây vợt cầu lông đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của vợt. Dây cước là phần "gắn kết" giữa người chơi và quả cầu và là yếu tố quyết định sự thành công trên sân đấu.
Với mỗi loại dây cước, người chơi sẽ có được một trải nghiệm chơi khác nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu chơi và phong cách chơi, các lựa chọn dây cước đa dạng từ dây cứng, dây mềm đến dây có đặc tính chịu nhiệt cao. Những dây cứng có thể tăng cường lực đánh mạnh mẽ, trong khi dây mềm thường mang lại sự linh hoạt và kiểm soát tối ưu.
Không chỉ vậy, cách đan vợt cầu lông cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc tinh chỉnh hiệu suất của vợt. Phương pháp căng dây 2 nút hoặc 4 nút là bí quyết để tối ưu hóa độ đàn hồi và độ bền của dây cước. Để biết 2 cách đan này như thế nào thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé!
Cách đan vợt cầu lông bằng phương pháp hai nút đang được ưa chuộng rộng rãi trong các cửa hàng cầu lông. Một trong những lợi ích đáng chú ý của phương pháp này là khả năng sử dụng lại phần dây thừa. Bằng cách này, sau mỗi lần đan, luôn có một phần dây dư thừa có thể được sử dụng để đan các cây vợt khác. Giúp tiết kiệm nguyên liệu và chi phí cho các cửa hàng đan dây.
Kiểu căng dây hai nút thường được đan cho hệ thống lỗ gen 72 lỗ, 80 lỗ, 88 lỗ, 96 lỗ,... Phương pháp này thường bắt đầu từ một bên của vợt. Và tiếp tục theo chiều dọc trước khi chuyển sang đan dây ngang.
Cách đan vợt cầu lông 4 nút bắt đầu từ trung tâm của vợt theo chiều dọc. Sau đó đều dần sang hai bên và tiến hành thắt nút. Bạn tiếp tục thực hiện quy trình tương tự với dây ngang. Phần lớn các loại vợt sẽ phù hợp với hệ thống lỗ gen 76 lỗ. Tuy nhiên, đáng chú ý là có một số loại vợt với lỗ gen nhỏ sẽ yêu cầu bạn sử dụng sợi cước có đường kính nhỏ mà không có phần chia lỗ.
Kiểu đan vợt cầu lông bốn nút mang lại nhiều ưu điểm. Lực căng theo chiều ngang và dọc sẽ được phân biệt rõ ràng. Từ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng méo vợt khi dây bị đứt. Thông thường, chỉ có một sợi dây bị đứt, điều này giúp giữ cho mặt vợt không bị biến dạng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất tối đa, bạn cần cắt ngắn sợi cước ngay sau khi dây đứt.
Mặc dù nhiều ưu điểm, nhưng kiểu đan vợt cầu lông bốn nút cũng có điểm hạn chế. Đặc biệt, dây cước không được căng đều như trong trường hợp đan hai nút. Điều này có nguy cơ khiến mặt vợt không đồng đều và xuống cân nhanh hơn.
Trong cộng đồng cầu lông, thậm chí cả những thương hiệu uy tín cũng không thể đưa ra lời giải thích rõ ràng về lý do vì sao nên sử dụng phương pháp căng cước bốn nút thay vì hai nút. Hoặc thậm chí không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi về nên áp dụng cách đan vợt nào. Sự chọn lựa giữa những kiểu đan vợt cầu lông này thường phụ thuộc vào người thợ căng dây vợt cầu lông.
Một người thợ căng dây vợt cầu lông chuyên nghiệp sẽ thực hiện cách đan lưới vợt cầu lông một cách chính xác, đảm bảo và chuẩn chỉ. Họ luôn biết cách tạo ra một bộ lưới chất lượng phù hợp với từng mẫu vợt cầu lông.
Mặc dù việc đan cước bốn nút từ giữa có thể an toàn hơn cho vợt. Nhưng người thợ vẫn có thể thực hiện phương pháp căng cước hai nút từ giữa. Khó khăn chủ yếu nằm ở việc xử lý hai sợi dây đầu tiên khi đan cước hai nút. Người thợ có kinh nghiệm sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách đảm bảo rằng hai sợi dây cước có cùng lực căng như các sợi khác, tạo ra một bề mặt vợt đồng nhất.
Đối với đa số người chơi, họ thường chỉ quan tâm đến việc cước được căng mạnh mẽ, mà không quan tâm nhiều đến các yếu tố chi tiết. Tuy nhiên, mỗi cây vợt cầu lông có các thông số cụ thể và có khả năng chịu đựng một lực căng nhất định. Để vợt có thể phát huy hết khả năng của mình, việc lựa chọn một người thợ căng cước đáng tin cậy để đảm bảo vợt luôn ở trạng thái tốt nhất là điều cần thiết.
Dưới đây là 3 dòng máy đan vợt tốt nhất, với khả năng đan vợt với độ chính xác cao và các chỉ số chuẩn chỉnh nhất.
Đây là một lựa chọn hoàn hảo cho những người đam mê cầu lông và tennis. Với tính năng tự động và khả năng điều chỉnh linh hoạt. Máy đan vợt DAS X DT-3128 Pro đảm bảo sẽ mang lại sự chính xác cao.
Với công nghệ bộ vi xử lý cảm biến lực hoàn hảo, máy đan vợt này đã được các chuyên gia nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm. Model phổ thông Wangyu mới nhất năm 2016, hộp điện tử tuyến tính có thể tháo rời, hệ thống chụp đồng bộ dạng vít, đế tự đàn hồi, và hệ thống cáp tiếp xúc cảm ứng, cùng với thiết kế khung thấp hoàn toàn bằng hợp kim nhôm.
Các tính năng nổi bật:
Alpha M1 là một trong những máy đan lưới vợt cầu lông hàng đầu được đánh giá cao hiện nay phù hợp với các kiểu đan hiện nay. Với những tính năng vượt trội và công nghệ tiên tiến, Alpha M1 mang đến sự tiện lợi và chất lượng tốt nhất cho người dùng.
Hầu hết các cửa hàng cầu lông đều cung cấp dịch vụ đan vợt cầu lông đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để hiểu rõ về các dòng vợt và thực hiện quy trình đan dây một cách hoàn hảo để tạo ra một bề mặt lưới chất lượng nhất.
Nếu bạn đang phân vân không biết các kiểu đan vợt cầu lông và nên căng dây vợt ở đâu? Thì Dasxsport là lựa chọn lý tưởng. Chúng tôi là một trong những địa chỉ hàng đầu cung cấp vợt cầu lông chính hãng tại Việt Nam. Với thiết bị đan dây điện tử tiên tiến và đội ngũ thợ đan có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất. Cùng mức giá hấp dẫn nhất trên thị trường.